Chúng tôi tự tin đem lại lợi ích và hướng đi phù hợp với bạn
0902168629
tienvm@jupitermedia.vn

Những vấn đề cơ bản cần nắm khi lập trình plugin WordPress

Biên tập admin
22/06/2023
1114

Bạn đang muốn tạo plugin tùy chỉnh cho trang web của riêng mình? Hoặc bạn muốn phát hành plugin rộng rãi tới nhiều người dùng? Những chia sẻ trong bài viết hôm nay của Jupier Media sẽ giúp bạn tìm hiểu cách để bắt đầu lập trình plugin WordPress. Cùng khám phá ngay thôi!

Những kỹ năng cần thiết để lập trình plugin WordPress

Các plugin WordPress chủ yếu được viết bằng PHP, vì vậy hiểu biết cơ bản về cách PHP hoạt động là một trong những yếu tố cần thiết nhất để phát triển plugin.

Ngoài ra, bạn sẽ cần một số kiến thức cơ bản về HTML và CSS, điều này sẽ giúp bạn kiểm soát đầu ra của plugin. JavaScript cũng có thể quan trọng và cần thiết nếu bạn muốn làm việc với cách tiếp cận dựa trên block-based mà WordPress đã giới thiệu trong WordPress 5.0 với trình chỉnh sửa khối (AKA Gutenberg).

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi làm việc với JavaScript, bạn có thể sử dụng phương pháp dựa trên cách tiếp cận cũ hơn là shortcode-based.

Những yếu tố cơ bản khi lập trình plugin WordPress

Nếu bạn muốn tùy chỉnh trang web WordPress của mình, bạn không thể bắt tay vào chỉnh sửa các tệp WordPress cốt lõi, bởi các tệp đó bị ghi đè hoàn toàn mỗi khi bạn cập nhật website. Để giải quyết vấn đề này, các plugin WordPress cho phép thêm, sửa đổi và mở rộng chức năng bằng cách sử dụng một hoặc nhiều hàm PHP.

Để tạo một plugin WordPress, bạn sẽ dựa vào một vài yếu tố cơ bản sau:

  • Hook (actions và filters)
  • Block
  • Shortcode
  • Widget

Tuy nhiên, với trọng tâm mới của WordPress là Gutenberg editor, các shortcode và widget đang bị loại bỏ dần và không còn quan trọng như trước đây.

1. Hook (actions và filters)

Hook cho phép bạn tương tác với các phần khác nhau của WordPress mà không cần chỉnh sửa các tệp cốt lõi. Ví dụ: Hook cho phép bạn thực hiện chức năng code tại một thời điểm nhất định hoặc trên một phần nhất định của trang web.

Hook WordPress có hai định dạng chính là action hook và filter hook:

  • Action hook: cho phép bạn thêm một quy trình mới vào WordPress và chạy một chức năng tại một thời điểm cụ thể trên website. Ví dụ cho phép bạn chạy thứ gì đó khi người dùng lưu bài đăng.
Ví dụ về action hook
  • Filter hook: cho phép bạn sửa đổi một quy trình để thay đổi hoặc thao tác dữ liệu của nó mà không cần phải chỉnh sửa chính nguồn đó. Cụ thể hơn, chúng cho phép bạn truy xuất và sửa đổi dữ liệu trước khi lưu vào cơ sở dữ liệu hoặc hiển thị code trên giao diện người dùng.
Ví dụ về filter hook

2. Block

Block là một phần quan trọng trong cách thức hoạt động của plugin WordPress kể từ khi trình chỉnh sửa khối (Gutenberg) được phát hành trong WordPress 5.0. Tùy thuộc vào chức năng của plugin, bạn có thể cân nhắc sử dụng Block để cho phép người dùng tương tác với plugin của mình, chẳng hạn như chèn nội dung plugin hoặc thậm chí tạo nội dung bằng plugin của bạn.

Để sử dụng các khối khi lập trình plugin WordPress, bạn cần có hiểu biết vững chắc về JavaScript, Node.js, React và Redux. Bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Block Editor Handbook và các video hướng dẫn để bắt đầu tạo block đầu tiên của mình. Bạn cũng có thể bắt đầu mà không sử dụng block và thêm chúng sau nếu nó phù hợp với plugin của bạn.

3. Shortcode

Trước đây, gần như tất cả các plugin WordPress đều dựa vào shortcode để cung cấp cho người dùng khả năng chèn nội dung plugin vào bài đăng hoặc trang. Tuy nhiên, theo cách mới hơn của WordPress, các plugin có thể chọn sử dụng các block thay vì shortcode.

Nhiều plugin hiện hỗ trợ cả block và shortcode, vì vậy bạn có thể sẽ muốn bao gồm cả hỗ trợ shortcode trong plugin của mình. Bạn có thể thêm bằng hàm theadd_shortcode.

Những vấn đề cơ bản cần nắm khi lập trình plugin WordPress

4. Widget

Widget là một khái niệm WordPress cũ hơn mà bạn có thể không muốn tích hợp vào các plugin trong tương lai. Điều này là do WordPress 5.8 đã thay thế hệ thống widget cũ hơn bằng các block.

Tuy nhiên, nếu một trang web đang sử dụng Classic Widgets plugin, chủ sở hữu trang web sẽ vẫn có thể sử dụng hệ thống widget cũ hơn. Vì vậy, khi lập trình plugin WordPress, bạn có thể muốn xem xét việc xây dựng tính tương thích của widget vào plugin. Bạn có thể thực hiện bằng cách làm việc với WP_Widget class.

Các thành phần của một plugin WordPress

Một plugin WordPress sẽ có một vài thành phần khác nhau, một số thành phần bắt buộc phải có và một số thành phần sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của plugin của bạn. Một plugin tối thiểu sẽ cần những yếu tố sau:

  • Thư mục plugin chính: thư mục này tổ chức các tệp plugin của bạn.
  • Tệp plugin chính (.php) với tiêu đề: tệp này chứa thông tin plugin, cùng với một số/tất cả code của plugin.

Bên cạnh đó, nhiều plugin sẽ bao gồm các yếu tố bổ sung sau:

  • Các thư mục con: bạn có thể sử dụng các thư mục này để sắp xếp các tệp và nội dung plugin.
  • Scripts: bạn có thể liệt kê JavaScript khi cần.
  • Stylesheets: bạn có thể liệt kê CSS khi cần.
  • readme.txt: điều này là cần thiết nếu bạn định gửi plugin của mình tới WordPress.org, vì WordPress.org sử dụng nó để đưa trang plugin của bạn vào thư mục.
Những vấn đề cơ bản cần nắm khi lập trình plugin WordPress

Một số Framework và tài nguyên giúp lập trình plugin WordPress hiệu quả

Bạn có thể tham khảo các Framework và tài nguyên phát triển plugin WordPress tốt nhất dưới đây để giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

WordPress.org Plugin Handbook

Sổ tay Plugin WordPress.org chính thức là một trong những nguồn tài nguyên tốt nhất để tìm hiểu mọi thứ cần thiết cho việc lập trình plugin WordPress. Bạn sẽ thấy nhiều kiến thức thiết thực tại đây và chắc chắn sẽ thường xuyên quay lại trang này.

WPSeek

WPSeek là một nguồn tài nguyên thực sự hữu ích để nhanh chóng tìm thấy chức năng, bộ lọc, hành động hoặc hằng số chính xác của WordPress.

Nó cung cấp khả năng tìm kiếm theo thời gian thực với các đề xuất trực tiếp giúp bạn dễ dàng tìm thấy đoạn mã phù hợp. Trong mỗi trang kết quả tìm kiếm sẽ bao gồm lời giải thích, tham số, ví dụ…

WordPress Plugin Boilerplate Generator

Những vấn đề cơ bản cần nắm khi lập trình plugin WordPress

Đây là một giao diện dạng web miễn phí giúp tạo ra một cấu trúc plugin WordPress sẵn sàng để phát triển. Tất cả những gì bạn cần làm là nhập một số chi tiết cơ bản về plugin của bạn và nó sẽ tạo ra một plugin WordPress mới với các tệp và cấu trúc cần thiết, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi bắt đầu phát triển một plugin.

WordPress MVC

WordPress MVC là một framework miễn phí giúp bạn lập trình plugin WordPress bằng cách sử dụng mẫu thiết kế model-view-controller.

Nếu bạn muốn sử dụng phương pháp này để phát triển plugin WordPress, thì đó là một cách tuyệt vời để tiết kiệm thời gian.

>> Xem thêm: Các bước tạo plugin cho người mới bắt đầu

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có những thông tin bổ ích để bắt tay vào lập trình plugin WordPress của riêng mình.  Khi bạn bắt đầu nâng cấp kiến thức của mình, bạn có thể bắt đầu tạo các plugin phức tạp hơn và bao gồm nhiều nội dung hơn. Đừng ngần ngại liên hệ với Jupiter Media khi bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm nhé!

Hotline: 0902168629
Email: tienvm@jupitermedia.vn
Fanpage: jupitermediavietnam

Email
tienvm@jupitermedia.vn
Trụ Sở Chính
Số 3, Ngõ 8 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG JUPITER
Số ĐKKD: 0108022249
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/10/2017

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    LIÊN HỆ

    Suport 24/7: 0902.168.629
    Hà Nội: 0902.168.629
    Quảng Ninh: 0902.168.629
    Đà Nẵng: 0902.168.629
    HCM: 0902.168.629

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

      THỜI GIAN LÀM VIỆC

      Thứ 2 - Thứ 7
      9:00 AM - 5:00 PM

      © 2023 Bản quyền thuộc Công ty CP Truyền thông Jupiter