Cách xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu

Biên tập admin
19/11/2017
814

“Mỗi thương hiệu, từ các trang web nhỏ nhất hoặc những chương trình khởi nghiệp đến các công ty khổng lồ như Nike hay McDonald, cần một tài liệu hướng dẫn và quy định để duy trì thương hiệu của mình. Tài liệu này, có thể từ một vài trang, đến cả vài trăm trang.

 

 

Bộ nhận dạng thương hiệu sẽ nói lên được cá tính, ước nguyện của một công ty, cũng như giúp mọi người xung quanh nhận ra thương hiệu đó, và nó ảnh hưởng đến mọi hình ảnh của công ty. Bộ nhận dạng thương hiệu là cơ sở cho tất cả các tương tác đại diện cho công ty như thông tin cá nhân, phương tiện truyền thông, quảng cáo và thiết kế. Trong khi bộ nhận dạng thương hiệu tập trung vào nhiều thứ thì chúng ta sẽ phân tích xem nó ảnh hưởng đến thiết kế như thế nào.

Bộ nhận dạng thương hiệu là gì?
Bộ nhận dạng thương hiệu là một tài liệu hướng dẫn thiết lập riêng biệt về tất cả các khía cạnh thương hiệu của công ty. Cần thiết lập những quy tắc để tạo ra sự thống nhất và nhận dạng thương hiệu của bạn. Điều này bao gồm tất cả mọi thứ từ thiết kế một logo và làm thế nào để nó có thể được dùng trên bao thư, giao diện web, thông tin cá nhân,…
Bộ nhận dạng thương hiệu giúp cho các nhân viên sử dụng thương hiệu một cách đúng đắn và truyền tải hết thông điệp của thương hiệu. Nó đưa ra mục tiêu cho thương hiệu và triết lý của công ty. Hơn nữa nó trả lời một số câu hỏi quan trọng: Tên thương hiệu có đúng không? Thương hiệu dùng ở đây có sao không? Những hình ảnh có liên quan đến thương hiệu và dòng sản phẩm là gì? Cách đặt và dùng logo của công ty như vậy có được không? Mọi người được phép nói gì về thương hiệu? Chiến thuật tiếp thị được ưa thích là cái gì? Những chiến thuật tiếp thị không nên được sử dụng là gì?
Nó cũng như một hướng dẫn cho các nhà thiết kế. Một bộ nhận dạng thương hiệu tốt sẽ cho thấy được tất cả các thiết kế cơ bản cần thiết để tạo ra và phổ biến thông tin về công ty – từ các kiểu chữ cho phép và phong cách, đến bảng màu, sử dụng hình ảnh, văn bản và giai điệu, và miêu tả cảm xúc của thương hiệu.

Cách sử dụng logo

Một khi bạn có một logo hoàn hảo, điều quan trọng là duy trì tính thống nhất của nó trên mọi mặt. Điều này bao gồm logo được sử dụng từ vị trí đến những thay đổi được chấp nhận như thế nào.
Sách hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu Adobe 2010 đã làm rất tuyệt vời công việc này. Nó đã xác định chính xác logo được dùng như thế nào, phác thảo vị trí, kích thước và những khoảng trắng xung quanh. Hãy nhớ rằng, logo của bạn là điều đơn giản nhất mà mọi người phải xác định được thương hiệu của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng hình ảnh đó một cách hợp lý.

Cách sử dụng chữ

Cần có một định nghĩa về phong cách cho từng loại khi sử dụng thương hiệu bao gồm in ấn và các ứng dụng kỹ thuật số. Quy tắc về cách sử dụng kiểu chữ phải rõ ràng và khác biệt, những kiểu chữ được chấp nhận, mỗi khi sử dụng như thế nào, và các hướng dẫn cho những kiểu thiết kế khác, kích thước và cách sử dụng màu sắc.
Chọn một vài kiểu chữ sẽ được sử dụng trong các dự án thiết kế. Điều này có thể bao gồm một số các quy tắc cho các dự án in và một số cho các ứng dụng kỹ thuật số. Nhưng chắc chắn rằng các kiểu chữ có một số liên kết chung. Ví dụ như nhiều nhà thiết kế web thích kiểu chữ sans serif cho body text trong khi bạn có thể thích một phong cách serif cho in ấn. Chúng ta cần tìm một tính phổ biến giữa hai người. Bạn hãy xem xét một tiêu đề hay các loại phong cách mà bạn có thể sử dụng cho cả hai loại dự án thiết kế.
Hầu hết các thương hiệu sử dụng một trong hai kiểu chữ chính. Ví dụ ở trên từ sách Thương hiệu trường đại học phía Bắc bang Carolina sử dụng bộ font Univers, cả hai phong cách đều là regular và condensed. Sau đó chọn một kiểu chữ và kiểu chữ thay thế. Lý tưởng nhất, thương hiệu nên bao gồm không quá năm kiểu chữ và cách dùng của nó.

Cách sử dụng màu sắc

Một bảng màu được xác định có thể là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bộ nhận dạng thương hiệu. Xem xét Golden Arches và màu sắc đại diện cho McDonald’s. Bạn sẽ nhận ra rõ ràng công ty này nếu chữ M là một màu khác?
Bộ nhận dạng thương hiệu nên phác thảo mỗi màu và sử dụng màu như thế nào. Bao gồm màu sắc mà chỉ xuất hiện trong logo đến màu sắc được sử dụng cho những nền màu khác nhau, văn bản và các yếu tố thiết kế khác. Số lượng màu sắc nên được giữ ở mức tối thiểu và có thể bao gồm những phiên bản và những màu nhẹ hoàn toàn.
Thêm tài liệu cần xác định rõ mỗi màu theo tên và giá trị màu sắc cho từng dự án. Chọn màu chính, màu phụ và màu thay thế cho các bảng màu. Xác định mỗi màu có giá trị cho việc in ấn (CMYK) và các dự án kỹ thuật số (RGB , HEX).

Cách sử dụng hình ảnh

Những quy tắc đối với hình ảnh sẽ dựa vào những hình ảnh bạn có được từ việc chụp hình hay các loại thiết kế khác nhau. Bộ nhận dạng thương hiệu nên viết chi tiết cách sử dụng, chỉnh sửa hình ảnh như thế nào.
Ví dụ như Nike, tin cậy những hình ảnh tương phản, lớn, chặt, để kết nối thương hiệu đến các bạn. Các chiến dịch I Love NY trên sử dụng hình ảnh chụp được từ các địa điểm và thiết kế lại như bản vẽ để nắm bắt sự chú ý và tạo ra một cảm giác cho người xem.
Những hướng dẫn về hình ảnh cũng cần xác định một số hình ảnh được sử dụng như thế nào và khi nào. Bạn sẽ sử dụng hình chụp hay hình minh họa hay cả hai? Hình nghệ thuật có được sử dụng không? Hình ảnh sẽ được chỉnh như thế nào? Sẽ dùng hình màu hay trắng đen? Tất cả những câu hỏi cần được trả lời trong những hướng dẫn về hình ảnh.

Phong cách viết văn và giọng văn

Cuối cùng, bạn muốn chắc chắn rằng những điều bạn nói có phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Điều này áp dụng cho tất cả mọi thứ từ các tiêu đề trong một quảng cáo, một thông cáo báo chí, đến cấu trúc của những bài blog.
Phác thảo các kiểu ngôn ngữ chấp nhận được mà sẽ được sử dụng. Bài viết có dài dòng, hay đơn giản và ngắn gọn? Giọng văn cần được trang trọng, hay đàm thoại nhiều hơn? Thính giả của bạn là ai? Bạn cần có kế hoạch để nhắm mục tiêu là đó? Hãy trả lời hết những câu hỏi đó.
Easy.com đã định nghĩa thương hiệu lingo của mình trong những thuật ngữ đơn giản và sử dụng phong cách truyền bá thông qua truyền thông. Đối với thương hiệu, sự đơn giản chính là chìa khóa. Skype đã đi theo triết lý tương tự.
Sử dụng tone đồng nhất và khác biệt có thể giúp đối tác và khách hàng xác định được được thương hiệu và tạo ra một sự kết hợp với những gì mà thương hiệu có được. Khi tạo ra bản hướng dẫn cho văn bản, nên suy nghĩ về những từ bạn muốn được kết nối như: mát mẻ, đáng tin cậy, đẹp, hiệu quả, hàng đầu. Sử dụng những cái đó như là đề cương cho các quy tắc của bạn.

Những mục trong bộ nhận dạng thương hiệu

  • Tổng quan về thương hiệu bao gồm cả lịch sử, tầm nhìn và cá tính
  • Thông số kỹ thuật logo và cách sử dụng logo
  • Bảng chữ
  • Bảng màu
  • Thông số kỹ thuật sử dụng hình ảnh bao gồm cả phong cách chụp ảnh
  • Thiết kế giấy viết thư và namecard.
  • Bố trí thiết kế và lưới cho in ấn và các dự án web
  • Tài liệu hướng dẫn
  • Thông số kỹ thuật cho các biển báo và quảng cáo ngoài trời
  • Phong cách viết văn bản và giọng văn
  • Hướng dẫn phương tiện truyền thông đa phương tiện
  • Ví dụ trực quan để hỗ trợ từng quy tắc (cung cấp các ví dụ về sử dụng thích hợp và không thích hợp cho rõ ràng)

Kết luận

Trong việc tạo ra các bộ nhận dạng thương hiệu của bạn và nghĩ về nó sẽ được dùng như thế nào. Tài liệu này là một tài liệu tham khảo và hướng dẫn cho công ty cần phải làm như thế nào để đưa thương hiệu đến với mọi người.
Bao gồm các ví dụ và chi tiết cụ thể. Hãy để các bản hướng dẫn trực tiếp và đơn giản nhưng cũng suy nghĩ về các hạn chế của chúng. Bản hướng dẫn mà quá nghiêm ngặt có thể hạn chế sự sáng tạo và thiết kế mới; Bản hướng dẫn mà quá lỏng lẻo có thể dẫn đến nhiều hoặc rời rạc thương hiệu của mình.
Sử dụng bộ nhận dạng thương hiệu của bạn như điểm bắt đầu và thiết lập một nền tảng xung quanh nó và cho phép các nhà thiết kế tự do sáng tạo trong khi vẫn duy trì sự đúng đắn của thương hiệu trong các dự án. Hãy nhớ rằng các mục tiêu cuối cùng của cuốn sách là để tạo ra một sự khác biệt và thống nhất cho thương hiệu của bạn.

Email
tienvm@jupitermedia.vn
Trụ Sở Chính
Số 3, Ngõ 8 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG JUPITER
Số ĐKKD: 0108022249
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/10/2017

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    LIÊN HỆ

    Suport 24/7: 0902.168.629
    Hà Nội: 0902.168.629
    Quảng Ninh: 0902.168.629
    Đà Nẵng: 0902.168.629
    HCM: 0902.168.629

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

      THỜI GIAN LÀM VIỆC

      Thứ 2 - Thứ 7
      9:00 AM - 5:00 PM

      © 2023 Bản quyền thuộc Công ty CP Truyền thông Jupiter