HƯỚNG DẪN CÁCH TỐI ƯU NỘI DUNG WEBSITE


Tối ưu nội dung website là một hoạt động thiết yếu để thu hút nhiều hơn các khách hàng tiềm năng đến với website của bạn.

Liệu bạn có theo dõi chỉ số Google Analytics thường xuyên và nhận thấy rằng các nội dung sáng tạo trên website của mình không mang lại kết quả như mong đợi? Thêm vào đó, việc đưa ra những ý tưởng mới đang chiếm quá nhiều thời gian của bạn?

Trong bài viết này, Jupiter Media sẽ giải thích lý do tại sao chúng ta nên chậm lại, nhìn lại những nội dung đã viết đã được tối ưu hóa chưa. Chúng tôi cũng đưa ra những điều bạn cần biết để giúp nội dung website thu hút được nhiều sự chú ý hơn.

Tối ưu nội dung website là gì?

Tối ưu nội dung website là việc cập nhật và điều chỉnh bài viết và mã hóa trên trang để làm cho nội dung hấp dẫn hơn đối với các công cụ tìm kiếm và người dùng tìm kiếm. Bạn có thể gọi đây là content chất lượng cao, hoặc như một số người gọi là content chuẩn SEO.

Trong đại đa số các trường hợp, có một số bước nhất định mà người ta có thể thực hiện để nâng cao khả năng xếp hạng tìm kiếm tự nhiên, vì không thể chắc rằng mọi trang trên một website đều được tối ưu hóa 100%.

Nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm một ngày nào đó có thể cũ và lỗi thời. Và với việc Google xử lý 63.000 truy vấn tìm kiếm mỗi giây và thực hiện hàng nghìn bản cập nhật thuật toán hàng năm, việc tối ưu nội dung website để phù hợp với những thay đổi mới nhất là một việc cần thực hiện liên tục. Đây chính là mục đích của SEO.

Tại sao tối ưu nội dung website lại quan trọng?

Tối ưu nội dung website đảm bảo nội dung của bạn có thể được công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và được định dạng lý tưởng cho người dùng sử dụng.

Tại sao tối ưu hóa công cụ tìm kiếm lại quan trọng

Các nội dung nghèo nàn, copy bị phạt vì không đáp ứng các tiêu chí SEO này. Còn các nội dung toàn diện, phù hợp được thưởng với thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng tìm kiếm.

Ngoài những vấn đề cơ bản này, SEO còn quan trọng vì nó giúp gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. SEO được chứng minh là tạo ra:

  • Nhiều click chuột hơn: Người tìm kiếm có khả năng click vào kết quả không phải trả tiền cao hơn 8,5 lần so với quảng cáo trả tiền.
  • Nhiều lưu lượng truy cập hơn: SEO mang lại nhiều hơn 85% lưu lượng truy cập vào các trang web so với PPC.
  • Mua nhiều hơn: Người tiêu dùng có khả năng mua hàng cao hơn 131% sau khi đọc một phần nội dung.
  • Nhiều khách hàng tiềm năng hơn: Inbound marketing tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng gấp 3 lần so với outbound.
  • Nhiều chuyển đổi hơn: Content marketing thúc đẩy chuyển đổi nhiều hơn 6 lần so với marketing truyền thống.
  • Khả năng hiển thị nhiều hơn: Các công ty có nội dung được cập nhật, tối ưu, có số trang được lập chỉ mục tìm kiếm nhiều hơn 434%.

 Một điều quan trọng không kém là hiểu được SEO on-page và off-page tác động hiệu quả ra sao đối với nội dung của bạn.

Sự khác biệt giữa SEO on-page và SEO off-page là gì?

Như tên gọi cho thấy, SEO on-page đề cập đến tất cả các nội dung và dữ liệu có thể được điều chỉnh trong hệ thống quản lý nội dung của bạn.

SEO off-page là mọi thứ có ảnh hưởng đến thứ hạng tự nhiên xảy ra bên ngoài các thông số website của bạn. Ví dụ như link liên kết, thương hiệu, social media, influencer marketing.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi vào trọng tâm SEO on-page.

Sự khác biệt giữa SEO on-page và SEO off-page

Cách tối ưu nội dung website – SEO on-page

Dưới đây là các yếu tố chính mà người quản lý nội dung cần tính đến khi tối ưu hóa nội dung website:

  • Thẻ tiêu đề.
  • Meta descriptions.
  • Thẻ Alt.
  • Cấu trúc URL.
  • Hình ảnh, video.
  • Thẻ H1, H2 và H3.
  • Liên kết nội bộ.
  • Liên kết bên ngoài.
  • Thân thiện thiết bị di động.

Những yếu tố này là kỹ thuật SEO bước một, không cần bàn cãi. Nhưng nội dung – tức là blog, hình ảnh, video – chiếm phần lớn website của bạn cũng phải được tối ưu hóa cho tìm kiếm.

Thay vì tạo các bài viết mới, việc tối ưu nội dung các bài đăng cũ có thể tác động to lớn đến thứ hạng tự nhiên của bạn.

Tối ưu nội dung website: Nên bắt đầu từ đâu và cần làm gì?

1. Tối ưu toàn bộ trang với 1 từ khóa

Khi tối ưu nội dung website, bạn nên tối ưu toàn bộ trang với một từ khóa duy nhất.

Các từ khóa thứ cấp và lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI) sẽ đóng một vai trò nào đó, nhưng nội dung trang (blog) của bạn cần phải hoàn toàn rõ ràng với các công cụ tìm kiếm và người tiêu dùng về mức độ liên quan của nó với chủ đề, tiêu đề, tiêu đề phụ và thẻ meta. Để làm điều đó, hãy tập trung vào một từ khóa riêng lẻ.

2. Xác định các trang cần cải thiện

Hãy sử dụng Google Search Console/ Moz Keyword Explorer để xác định các trang có xếp hạng tốt nhất cho một từ khóa nhất định. Bạn có thể chọn bất kỳ trang nào, nhưng cách nhanh nhất để thấy các cải thiện xếp hạng là tập trung trước hết vào các trang đã hoạt động tốt. Chỉ cần một cú hích nhỏ để bạn có thể cải thiện vị trí xếp hạng.

Ví dụ: Giả sử bạn hiện đang xếp hạng ở vị trí 12 về “tư vấn chiến lược nội dung”. Điều này có nghĩa là bạn có thể chỉ cần nhảy thêm hai vị trí nữa để xuất hiện trên trang một, đây là nơi xảy ra 90% hoặc nhiều hơn tất cả các nhấp chuột.

Với điều kiện trang của bạn được đánh dấu đúng cách ở backend và tất cả metadata đều có liên quan đến từ khóa, bạn sẽ cần cập nhật chất lượng nội dung của mình.

3. Kiểm tra chất lượng nội dung

Về cơ bản, blog của bạn không được xếp hạng tốt như mong đợi vì nó thiếu những nội dung nhất định mà các công ty khác đang khai thác. Họ đang khai thác các chủ đề kỹ lưỡng hơn bạn, vì vậy tất nhiên Google sẽ đánh giá các bài đăng của họ có giá trị tốt hơn cho người dùng.

Bạn cần so sánh, phân tích nội dung để tìm thấy những ý tưởng bạn cần bổ sung để phục vụ tốt hơn những người tìm kiếm. Lên kế hoạch chi tiết từng bước cho những gì cần giữ lại và những gì cần thay đổi.

Với những ý tưởng mới được bổ sung này, bạn cần viết ra một cách có phương pháp, đủ để tăng thêm giá trị cho người đọc: Không cắt xén hoặc tô hồng những khía cạnh quan trọng của từ khóa.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn cần mở rộng độ dài nội dung thêm vài trăm hoặc thậm chí một nghìn từ.

Bắt đầu tối ưu nội dung website từ đâu?

4. Xem xét các yếu tố bổ sung trên trang

Sau khi hoàn thành nội dung bài viết, cần tối ưu trang với các hình ảnh, các nút chia sẻ trên mạng xã hội, CTA hợp lý và các tiêu đề phụ thích hợp để chia văn bản thành một định dạng dễ nhìn hơn.

Bạn không cần phải thay đổi thẻ tiêu đề và URL hiện có. Chỉ cần mở bài đăng cũ trong dữ liệu của bạn, thực hiện thay đổi nội dung trực tiếp, sau đó xuất bản lại.

Khi bạn bắt đầu tối ưu nội dung website cho các bài đăng tiếp theo, bạn có thể đi sâu hơn vào các trang không hoạt động tốt. Mục tiêu cuối cùng là cải thiện được nhiều bài đăng nhất có thể.

Mỗi bài đăng đều giữ giá trị vốn có của nó. Rốt cuộc, ban đầu bạn đã dành nguồn lực để tạo ra nó. Tuy nhiên, công việc của bạn chỉ hoàn thành một nửa, nếu bạn để nội dung đó chỉ xuất hiện ở trang 3 (hoặc tệ hơn!) trong nhiều năm. Hãy quay lại, tối ưu chúng và theo dõi các chỉ số hiệu suất.

Các công cụ giúp tối ưu nội dung website

Về lý thuyết, bất kỳ công cụ SEO (hoặc plugin) nào đều có thể giúp bạn biết được những gì cần tối ưu và cách thực hiện. Sau đây là một số công cụ mà chúng tôi gợi ý:

  • Ahrefs.
  • Moz.
  • SEMrush.
  • Searchmetrics.
  • Raven Tools.
  • Yoast SEO.
  • Optimizely.

Hãy tìm một công cụ phù hợp với bạn và ngân sách của bạn.

Kết quả tối ưu nội dung website thành công

Như vậy, theo các bước hưỡng dẫn bên trên, giờ bạn đã có thể tối ưu hóa một phần nội dung trên website. Bạn thấy phiên bản mới hoạt động ra sao?

Hãy sử dụng công cụ Fetch as Google. Nó sẽ giúp nhắc công cụ tìm kiếm lập chỉ mục lại bài đăng của bạn trong vòng vài giây. Sau đó hãy xem vị trí hiển thị mới của bạn bằng cửa sổ ẩn danh để đảm bảo kết quả không có sai lệch. Nếu bạn đã theo dõi kỹ các chỉ số phân tích xếp hạng nội dung của mình, bạn sẽ thấy thứ hạng được cải thiện.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, sau khi xuất bản lại, nội dung có thể nhảy hàng chục vị trí chỉ trong vài giây. Các thuật toán của Google hoạt động rất nhanh.

Nhưng như chúng tôi nêu ở trên, quan trọng hơn là việc xem xét thứ hạng cao hơn mang lại những lợi ích trong hoạt động kinh doanh của bạn như thế nào (ví dụ: nhiều click chuột hơn, chuyển đổi, lưu lượng truy cập, v.v.). Bạn có thể đo lường tỷ lệ click trong Google Analytics để hiểu rõ hơn liệu các vị trí xếp hạng cao hơn đó có thực sự mang lại hiệu quả hay không.

Khi nội dung của bạn được xếp hạng tốt, bạn có thể tiến hành nghiên cứu các giải pháp phức tạp hơn, chẳng hạn như tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Nhờ đó bạn có thể xác định cách đẩy khách truy cập trang web xuống sâu hơn trong kênh bán hàng.

Chiến lược tối ưu nội dung website không mất phí này sẽ tăng cơ hội chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng nội dung

Các công cụ SEO tập trung chỉ dẫn cách viết về một từ khóa mục tiêu, nhưng bạn vẫn chính là người phải thực hiện các cập nhật thực tế. Khi viết, bạn vẫn phải tuân thủ các yếu tố xếp hạng nội dung cốt lõi mà các công cụ tìm kiếm sử dụng.

Các yếu tố quant trọng ảnh hưởng đến xếp hạng nội dung của Google như sau:

  • Từ khóa trong văn bản nền tảng
  • Hành vi tương tác của người dùng: Các bình luận trên blogs, chia sẻ trên các trang cộng đồng, mạng xã hội.
  • Video: Có kênh Youtube, các video trong trang hoặc mạng xã hội.
  • Thân thiện với các thiết bị di động: Trang cần phải được tương thích với các thiết bị máy tính và di động.
  • HTTPS: Sự an toàn là một trong những yếu tố được Google đánh giá. Và nó ưu tiên HTTPS hơn HTTP.
  • Phù hợp với tìm kiếm của người dùng: Thuật toán của Google sẽ lựa chọn những trang có nội dung khớp với tìm kiếm của người dùng.
  • Nội dung bài viết: Bao gồm chất lượng, độ dài, hình ảnh.
  • Lượt truy cập website trực tiếp: Google đánh giá cao những trang có người trực tiếp truy cập vào vì nó thể hiện sự tin tưởng của người dùng với thương hiệu của bạn.
  • Backlinks: Từ những nguồn có liên quan và có tên tuổi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng nội dung

Nói chung, các nhiệm vụ SEO cơ bản bạn cần thực hiện để cải thiện mức xếp hạng là có một trang web thân thiện với thiết bị di động, không có lượng lớn các trang lỗi (ví dụ: nội dung trùng lặp) và liên tục điều chỉnh nội dung để phù hợp tìm kiếm.

Lời kết

Hy vọng với những hướng dẫn cơ bản bên trên, các bạn sẽ có những thông tin bổ ích giúp tối ưu nội dung website cũng như tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm.

Jupiter Media luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn các vấn đề về website, quản trị website và xây dựng nội dung.

Jupiter Media - Tối ưu nội dung website

Xem thêm về các dịch vụ của chúng tôi tại đây

Vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Email
tienvm@jupitermedia.vn
Trụ Sở Chính
Số 3, Ngõ 8 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG JUPITER
Số ĐKKD: 0108022249
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/10/2017

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    LIÊN HỆ

    Suport 24/7: 0902.168.629
    Hà Nội: 0902.168.629
    Quảng Ninh: 0902.168.629
    Đà Nẵng: 0902.168.629
    HCM: 0902.168.629

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

      THỜI GIAN LÀM VIỆC

      Thứ 2 - Thứ 7
      9:00 AM - 5:00 PM

      © 2023 Bản quyền thuộc Công ty CP Truyền thông Jupiter