TÊN MIỀN WEBSITE VÀ CÁCH CHỌN ĐUÔI TÊN MIỀN WEBSITE


Có rất nhiều đuôi tên miền khác nhau và bạn đang băn khoăn lựa chọn đuôi tên miền phù hợp, hiệu quả cho website mới của mình?

Hiện có năm loại đuôi tên miền khác nhau mà bạn sẽ phải lựa chọn. Trước khi có thể đăng ký một tên miền, bạn cần có nền tảng kiến thức về tổng thể các miền. Trong bài viết này, Jupiter Media sẽ đi sâu tìm hiểu tên miền là gì, cách chúng hoạt động, các loại đuôi tên miền khác nhau, và cách lựa chọn đuôi tên miền phù hợp với dự án kinh doanh online của bạn.

Tên miền website là gì?

Tên miền là gì

Domain hay Tên miền là một thuật ngữ rất phổ biến mà bạn thường nghe. Giống như mọi ngôi nhà đều có địa chỉ, thì tên miền cũng chính là địa chỉ website của bạn. Địa chỉ nhà của bạn cho phép mọi người tìm được đường đến nhà bạn, trong khi tên miền sẽ giúp cho trình duyệt web biết được website của bạn nằm ở đâu để hiện thị.

Tên miền thường cũng chính là tên website của bạn và sẽ là bộ mặt của website. Các tên miền rất nổi tiếng như Amazon.com, Google.com, Facebook.com …

Tuy nhiên, bên cạnh các đuôi tên miền tiêu chuẩn “.com”, còn có nhiều loại đuôi tên miền khác chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu bên dưới đây.

Tên miền website hoạt động như thế nào?

Về cơ bản, tên miền là một lối tắt để ghi nhớ các địa chỉ IP phức tạp. Nếu không có tên miền, bạn sẽ phải nhập địa chỉ IP đầy đủ vào thanh địa chỉ của trình duyệt. Ví dụ thay vì có thể nhập “jupitermedia.vn” , thì bạn phải sử dụng một chuỗi số như 192.168.5.99. Một cái tên dễ nhớ sẽ giúp khách truy cập tiềm năng tìm thấy website của bạn nhanh hơn thông qua công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, việc nhập chuỗi số đó cũng không giúp bạn đến ngay một website, vì nó chỉ trỏ đến máy chủ nơi website được lưu trữ. Cần phải có thêm các cài đặt máy chủ cụ thể. Đối với đa số người sử dụng Internet, việc này quá phức tạp và mất thời gian.

May mắn thay, tên miền đóng vai trò trung gian và giúp cho quá trình này trở nên cực kỳ đơn giản.

ICANN – Tổ chức giám sát hệ thống tên miền

Tên miền được quản lý bởi một tổ chức có tên là ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers). Tổ chức này sẽ chỉ định những tên miền nào và tên miền mở rộng nào khả dụng. Họ cũng duy trì một cơ sở dữ liệu khổng lồ về mọi vị trí mà tên miền trỏ đến.

Hệ thống tên miền (DNS) về cơ bản, sẽ ánh xạ tên miền của bạn đến một máy chủ cụ thể nơi đặt website của bạn. Nếu bạn đã từng đổi máy chủ, thì có thể bạn đã phải xử lý các bản ghi DNS của mình trước đó.

Nhìn chung, hệ thống DNS giúp website thân thiện và dễ sử dụng hơn.

Cách tên miền website và máy chủ hoạt động cùng nhau

Cách tên miền và máy chủ website hoạt động cùng nhau

Để truy cập một trang web, cần có hai thứ: tên miền và web server.

Web server là nơi bạn sẽ lưu trữ tất cả các tệp, cơ sở dữ liệu, media, … của website. Đây là không gian này mà bạn thuê từ một công ty lưu trữ khi bạn sử dụng dịch vụ web hosting.

Với web server chất lượng cao, bạn sẽ cải thiện hiệu suất website, thứ tự xếp hạng bởi công cụ tìm kiếm và hơn thế nữa.

Khi mọi người nhập tên miền vào trình duyệt web để truy cập website của bạn, trình duyệt web sẽ giao tiếp với máy chủ lưu trữ dữ liệu website của bạn và hiển thị chúng.

Phân loại 5 nhóm đuôi tên miền khác nhau

Hầu hết khi mọi người nghĩ về một trang web, họ thường nghĩ đến đuôi tên miền “.com” tiêu chuẩn. Mặc dù đây là đuôi tên miền phổ biến nhất, nhưng vẫn còn nhiều loại đuôi tên miền khác nhau.

Trên thực tế, có năm loại đuôi tên miền khác nhau. Một số loại bạn sẽ không sử dụng được trừ khi bạn đang chạy một website đặc thù cụ thể. Hãy cùng xem sau đây nhé.

1. Tên miền cấp cao nhất

Tên miền cấp cao nhất (Top-level domains – TLD) nằm ở đầu hệ thống phân cấp tên miền trên internet. Có hàng nghìn TLD khác nhau. Trong những năm gần đây, ICANN còn mở đăng ký và phê duyệt TLD mới, điều này khiến số lượng TLD tăng vọt.

Đuôi tên miền “.com” nằm trong nhóm tên miền cấp cao nhất.

Bạn có thể xem danh sách đầy đủ các TLD cấp cao nhất hiện có tại đây.

2. Tên miền địa phương cấp cao nhất

Tiếp theo, trong danh sách, chúng ta sẽ đến với tên miền địa phương cấp cao nhất (Country code top-level domains – ccTLD). Như cái tên thể hiện, về mặt kỹ thuật chúng được gắn với các quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia có ccTLD của riêng mình.

Đuôi tên miền này có thể hữu ích nếu bạn đang xây dựng  website ở một quốc gia cụ thể và muốn báo hiệu cho khách truy cập của mình rằng họ đã đến đúng nơi. Ví dụ: các website của Việt Nam có thể sử dụng phần mở rộng ‘.vn’, trong khi các công ty từ Nhật Bản có thể sử dụng phần mở rộng ‘.jp’.

3. Tên miền tổ chức cấp cao nhất

Tiếp theo, là tên miền tổ chức cấp cao nhất (Generic top-level domains – gTLDs). Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cụ thể có thể sử dụng loại đuôi tên miền này. Ví dụ, các tổ chức quân sự có thể sử dụng phần mở rộng ‘.mil’, trong khi các tổ chức giáo dục có thể sử dụng phần mở rộng ‘.edu’ và ‘.org’ dành cho các tổ chức phi lợi nhuận.

Rất nhiều gTLD có thể được đăng ký ngay cả khi bạn không đáp ứng các yêu cầu, nhưng đối với một số đuôi như ‘.mil’ và ‘.edu’, bạn phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

Bạn có thể tham khảo danh sách đầy đủ các gTLD hiện có tại đây.

4. Tên miền cấp hai

Tên miền cấp hai được phân cáp nằm dưới TLD. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng kém giá trị hơn. Nó mô tả phần thứ hai của tên miền, chẳng hạn như:” .co.uk”; “.gov.vn”; “ .gov.au”…

5. Tên miền cấp ba

URL

Tên miền cấp ba nằm dưới tên miền cấp hai trong hệ thống phân cấp tên miền. Chúng không phải là một tên miền đầy đủ, mà chỉ là một phần của tên miền.

Ví dụ: trong tên miền “www.jupitermedia.vn”, ‘www’ sẽ là tên miền cấp ba. Hoặc, nếu bạn đang sử dụng miền phụ (subdomain)để xây dựng một phần bổ sung cho website của mình, thì đây cũng sẽ là tên miền cấp ba.

Để có một tên miền đầy đủ chức năng, bạn không cần phải có tên miền cấp ba. Lý do duy nhất bạn sẽ sử dụng tên miền cấp ba là khi bạn thêm tên miền phụ vào tên miền hiện có của mình. Tên miền phụ có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng đây là một số mục đích phổ biến nhất:

  • Thêm một blog. Bạn có thể lưu trữ blog của mình trên một tên miền phụ như ‘blog.mysite.com’ để tạo một trung tâm nội dung riêng biệt.
  • Tạo phần tài nguyên. Nếu bạn có phần tài nguyên, hướng dẫn hoặc hỗ trợ, bạn có thể lưu trữ phần này trên một tên miền phụ như ‘support.mysite.com.’
  • Lưu trữ một ứng dụng. Nếu bạn có ứng dụng dựa trên web, bạn có thể sử dụng tên miền phụ như ‘app.mysite.com.’
  • Tạo một cửa hàng trực tuyến. Các cửa hàng trực tuyến yêu cầu phần mềm, chương trình và giao thức bảo mật khác nhau. Thay vì áp dụng điều này cho toàn bộ trang web, bạn có thể sử dụng tên miền phụ như ‘store.mysite.com’ để chạy phần cửa hàng của mình.

Cách chọn đuôi tên miền website phù hợp

Với những thông tin bên trên, chắc hẳn bây giờ bạn đã nắm rõ về các loại tên miền khác nhau. Sau đây là những lưu ý giúp bạn lựa chọn loại đuôi tên miền phù hợp.

Cách chọn đuôi tên miền phù hợp

1. Đuôi tên miền phải phù hợp với mục tiêu của website

Các đuôi tên miền khác nhau phục vụ cho các loại website khác nhau. Ví dụ: bạn sẽ không cố gắng chọn đuôi ‘.mil’ nếu bạn đang tạo blog về ẩm thực. Hoặc, nếu bạn có một website ở Việt Nam, bạn cũng sẽ không muốn sử dụng đuôi ‘.co.us’.

Hãy suy nghĩ về loại website bạn đang xây dựng và chọn loại đuôi phù hợp với chủ đề và mục tiêu tổng thể của bạn. Bạn cũng có thể xem các trang web khác cùng ngành với bạn đang sử dụng đuôi tên miền như thế nào.

2. Sử dụng đuôi tên miền phổ biến đầu tiên

Nếu bạn đang bận khám phá toàn bộ danh sách TLD có sẵn, bạn có thể bị choáng ngợp với vô số các lựa chọn. Mặc dù một số cái tên có vẻ hoàn toàn phù hợp với website của bạn, nhưng không phải lúc nào nó cũng là lựa chọn tốt nhất. Nếu đây là website đầu tiên của bạn, thường sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng đuôi tên miền phổ biến. Bới nếu ai đó có thể nhớ tên miền của bạn, nhưng không nhớ đuôi tên miền của bạn, họ có thể sẽ thử những tên miền phổ biến như ‘.com,’ ‘.net’, ‘.org’ hoặc thậm chí là ’.co. Nếu bạn có một đuôi tên miền đặc biệt, họ có thể không bao giờ đến được website của bạn.

Bạn luôn có thể chọn các đuôi tên miền khác thêm sau đó, hoặc thậm chí đổi sang một tên miền mới sau khi website của bạn đã được thiết lập và có nhóm khách truy cập nhất định.

3. Chọn các đuôi tên miền liên quan

Giả sử bạn đã lựa chọn được tên miền hoàn hảo có đuôi “.com”, bạn có thể đăng ký tên miền này và cũng có thể chọn tất cả các đuôi tên miền có liên quan khác. Sau đó, chuyển tiếp tất cả các đuôi tên miền khác nhau tới tên miền chính của bạn.

Bằng cách đó, nếu ai đó đoán sai đuôi tên miền, họ vẫn sẽ được đưa đến trang web của bạn. Ngoài ra, bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào cũng không thể xâm nhập và chọn tên miền của bạn bằng một đuôi khác.

Cách tốt nhất để tìm tên miền hoàn hảo là đưa ra danh sách các lựa chọn tiềm năng và chạy trình kiểm tra tên miền để kiểm tra xem các lựa chọn đó còn có thể đăng ký được không. Không có gì tệ hơn là bạn đang rất hào hứng với tên miền mơ ước của mình, nhưng sau đó mới phát hiện ra rằng tên miền đó đã được đăng ký.

Jupiter Media hỗ trợ đăng ký tên miền và hosting

Hy vọng rằng với những kiến thức nêu trên, các bạn đã có cơ sở để lựa chọn loại tên miền phù hợp vơi website của mình và nâng cao cơ hội thành công.

Hãy liên hệ với Jupiter Media nếu bạn cần hỗ trợ hoặc đăng ký tên miền và hosting nhé!

Email
tienvm@jupitermedia.vn
Trụ Sở Chính
Số 3, Ngõ 8 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG JUPITER
Số ĐKKD: 0108022249
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/10/2017

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    LIÊN HỆ

    Suport 24/7: 0902.168.629
    Hà Nội: 0902.168.629
    Quảng Ninh: 0902.168.629
    Đà Nẵng: 0902.168.629
    HCM: 0902.168.629

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

      THỜI GIAN LÀM VIỆC

      Thứ 2 - Thứ 7
      9:00 AM - 5:00 PM

      © 2023 Bản quyền thuộc Công ty CP Truyền thông Jupiter