Chúng tôi tự tin đem lại lợi ích và hướng đi phù hợp với bạn
0902168629
tienvm@jupitermedia.vn

CÁC BƯỚC KIỂM TRA WEBSITE CHUẨN SEO VÀ TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG


Kiểm tra website chuẩn SEO là một công việc quan trọng để đảm bảo website của bạn sẽ được công cụ tìm kiếm dễ dàng. Sẽ là vô nghĩa nếu bạn có một trang web đẹp nhưng không chuẩn SEO, trải nghiệm người dùng kém và có ít khách hàng truy cập.

Có rất nhiều vấn đề khi kiểm tra một website. Trong hướng dẫn này, chúng tôi tập trung vào những vấn đề phổ biến nhất, cơ bản nhất cho những người dùng phổ thông.

Dưới đây là 10 câu hỏi mà chúng tôi sẽ hỏi trong suốt hướng dẫn này:

  1. Thiết kế của bạn có ổn không?
  2. Điều hướng của bạn có tốt không?
  3. Website của bạn có thân thiện với thiết bị di động không?
  4. Có vấn đề kỹ thuật nào với tệp robots.txt và sơ đồ website của bạn không?
  5. Website của bạn có an toàn không? (HTTPS)
  6. Website của bạn có nhanh không?
  7. Nội dung của bạn có chất lượng không?
  8. Bạn có các trang và liên kết bị hỏng không?
  9. Tiêu đề và mô tả của bạn có hấp dẫn không?
  10. Bạn có đang nhắm các từ khóa phù hợp?

Nếu bạn chưa bao giờ kiểm tra website của mình thì hãy cùng theo dõi các hướng dẫn kiểm tra website chuẩn SEO và trải nghiệm người dùng của Jupiter Media trong bài viết này nhé.

1. Kiểm tra thiết kế của bạn

Thiết kế là khâu quan trọng. Sẽ khó để tạo dựng niềm tin và thu hút khách hàng với một website quá cũ. Theo nguyên tắc chung, bạn nên thiết kế lại website của mình 4–5 năm một lần. Hoặc ít nhất là thực hiện một vài cập nhật thiết kế quan trọng để giữ cho mọi thứ luôn mới.

Đây không chỉ là việc làm cho website trở nên đẹp hơn hoặc theo kịp các xu hướng hiện tại, mà còn giúp cải thiện những thiết kế gây trải nghiệm kém, cụ thể là:

Các quảng cáo và pop-ups gây khó chịu cho người dùng

Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống sau khi click vào một trang web trong kết quả tìm kiếm của Google, thì bị vô số các cửa sổ quảng cáo bật lên, hoặc một tấm màn chào mừng toàn màn hình cản trở nội dung bạn muốn xem. Rất nhiều người dùng sẽ nhấn nút quay lại ngay khi bắt gặp những trang như vậy.

Các quảng cáo và pop-ups gây khó chịu cho người dùng

Nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hai điều:

  1. Chuyển đổi: Mọi người không thể mua bất cứ thứ gì trừ khi họ ở trên trang web của bạn.
  2. SEO: Việc khách truy cập nhấn nút quay lại ngay khi truy cập vào trang của bạn góp phần cho Google biết có điều gì đó không mong muốn về website đó và trang đó không xứng đáng được xếp hạng. Google cũng phạt các trang hiển thị quảng cáo xen kẽ làm phiền trên thiết bị di động. Do đó đây cũng là một lưu ý khi kiểm tra website chuẩn SEO.

Vì vậy, hãy tải website của bạn trong cửa sổ ẩn danh và kiểm tra. Nếu có nhiều cửa sổ bật lên, hãy xóa chúng.

Văn bản không hợp lệ

Nếu mọi người đọc được những gì trên website của bạn, thì đó là một tình huống gây thoát trang khác. Vì vậy, hãy đảm bảo văn bản:

  • Sử dụng cỡ chữ lớn: Không cần phải quá lớn, nhưng sử dụng phông chữ 8pt sẽ không hiệu quả. Không phải ai cũng có thị lực 20/20.
  • Chọn font chữ dễ đọc: Hãy tránh font chữ Comic Sans (hoặc các loại tương tự).
  • Sử dụng đủ khoảng trắng: Không đủ khoảng trắng tạo ra trải nghiệm đọc khó chịu.
  • Sử dụng độ tương phản: Nếu bạn sử dụng văn bản màu vàng trên nền trắng thì hãy sửa lại ngay nhé.

Lời kêu gọi hành động không rõ ràng

Lời kêu gọi hành động nhắc khách truy cập làm một việc cụ thể.

Ví dụ: một nút lớn màu cam với nội dung “Bắt đầu dùng thử 7 ngày với giá 99K” sẽ rõ ràng hơn CTA “Tham gia với chúng tôi”

Hãy xem lại CTA trên website của bạn về mặt kích thước, màu sắc, hiệu ứng và đảm bảo rằng chúng có ý nghĩa.

2. Kiểm tra điều hướng (Navigation)

Cần phải đảm bảo rằng menu điều hướng của bạn không chỉ tồn tại mà còn có ý nghĩa đối với khách truy cập. Có thể bạn thấy menu điều hướng của mình có vẻ hợp lý, nhưng chưa chắc nó đã thân thiện với người dùng.

Vì vậy, hãy kiểm tra lại menu của bạn:

  • Nó có rõ ràng không?
  • Nó có liên kết đến tất cả các trang quan trọng nhất của bạn không?
  • Nó có lộn xộn với nhiều mục không cần thiết không?
  • Nó có giúp khách hàng dễ dàng liên hệ với tôi nếu họ có thắc mắc không?

Bạn có thể phác thảo sitemap của website để có thể thấy điều gì là quan trọng và điều gì không.

Mẹo: Nếu bạn gặp khó khăn khi tự kiểm tra website của mình, thì hãy thử nhờ khách hàng, gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp sử dụng website và chỉ ra bất kỳ vấn đề nào. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp họ không có đủ thời gian giúp bạn hoặc miễn cưỡng chỉ ra các vấn đề thực sự với website vì sợ làm bạn mất lòng. Nếu bạn cảm thấy như vậy, hãy cân nhắc thuê một người làm nghề tự do hoặc một đối tác thiết kế web để thực hiện kiểm tra. Việc này không đắt, mà sẽ mang lại cho bạn những đánh giá rất giá trị.

3. Tính thân thiện với thiết bị di động

Kiểm tra mức độ thân thiện với thiết bị di động cũng là một trong những bước kiểm tra website chuẩn SEO. Phần lớn khách truy cập tìm kiếm thông tin trên thiết bị di động. Bạn có thể kiểm tra lượng khách truy cập vào website của mình thông qua thiết bị di động bằng cách truy cập Google Analytics: Đối tượng > Di động > Tổng quan

Bạn có thể kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của website bằng công cụ của Google: Mobile-Friendly Test

Kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của website bằng Google Mobile-Friendly Test

Hãy dán trang chủ của bạn vào để kiểm tra. Nếu trang chủ của bạn thân thiện với thiết bị di động, thì có khả năng phần còn lại của website cũng vậy.

Nếu nó hiện không thân thiện với thiết bị di động và một số lượng lớn khách truy cập của bạn đang sử dụng thiết bị di động, thì bạn có thể thuê một developer để giải quyết vấn đề đó.

4. Kiểm tra website chuẩn SEO: tệp robots.txt và sitemap

Robots.txt là một tệp văn bản đơn giản cho các công cụ tìm kiếm biết những trang nào chúng có thể và không thể thu thập thông tin. Sitemap – Sơ đồ trang web là một tệp XML giúp các công cụ tìm kiếm hiểu bạn có những trang nào và website của bạn được cấu trúc như thế nào.

Nếu bạn có tệp robots.txt, bạn có thể truy cập tệp đó tại yourdomain.com/robots.txt.

Nếu bạn có cả hai tệp này thì tốt, nhưng không bắt buộc. Nếu website của bạn nhỏ (dưới mười trang), thì cũng không cần lo lắng quá nhiều về một trong hai tệp này. Nếu đang sử dụng WordPress, bạn có thể sử dụng một plugin như Yoast SEO để tạo cả tệp robots.txt và sitemap một cách dễ dàng.

5. Kiểm tra việc sử dụng HTTPs

HTTPs có nghĩa là một website được bảo mật — tức là dữ liệu truyền đến và đi từ website được mã hóa. Bạn có thể biết một trang web sử dụng HTTPs vì có một biểu tượng khóa trong thanh URL và URL sẽ bắt đầu bằng https: //

https

Hơn nữa, HTTPs là một yếu tố xếp hạng của Google. Do đó nó là một trong những yếu tố khi kiểm tra website chuẩn SEO.

Vì vậy, HTTPs rất quan trọng nếu bạn:

  • Cho phép thanh toán trên website (Tuyệt đối bắt buộc)
  • Thu thập dữ liệu người dùng (Được khuyến nghị)
  • Mong muốn được Google xếp hạng cao hơn

Nếu bạn chưa sử dụng HTTPs, thì hãy lấy chứng chỉ SSL.

Tin tốt là bạn có thể lấy chứng chỉ SSL miễn phí từ Lets Encrypt – một tổ chức phi lợi nhuận được hỗ trợ bởi một số công ty lớn nhất trong ngành — bao gồm cả Google.

Nhưng ngay cả khi bạn đã chuyển sang HTTPs, bạn vẫn có thể gặp một số vấn đề kỹ thuật liên quan như:

  • Liên kết nội bộ đến các phiên bản không phải HTTPs của một trang
  • Nội dung hỗn hợp (ví dụ các tệp hình ảnh được tải qua HTTP và không phải HTTPs, ngay cả khi chúng nằm trên trang bảo mật)
  • Tự chuyển đối từ HTTPs sang HTTP

Hãy nhờ sự hỗ trợ của những developer tin cậy để được sửa lỗi.

6. Kiểm tra website chuẩn SEO: tốc độ của website

Google tuyên bố rằng 53% khách truy cập trên thiết bị di động rời khỏi các trang web mất hơn 3 giây để tải. Amazon nhận thấy rằng tốc độ giảm 100 mili giây khiến họ mất 1% doanh thu — và đó là hơn 10 năm trước. Những con số đó bây giờ có thể còn khiến người ta kinh ngạc hơn.

Google còn tuyên bố rằng tốc độ trang web là một yếu tố để đánh giá xếp hạng vào năm 2010. Do đó nó là một trong những yếu tố khi kiểm tra website chuẩn SEO.

Website của bạn phải tải nhanh. Google có một công cụ miễn phí để kiểm tra tốc độ trang là PageSpeed ​​Insights.

Kiểm tra tốc độ website bằng PageSpeed Insights

Bạn nên kiểm tra trang chủ của mình trong PageSpeed ​​Insights trước tiên, vì điều đó sẽ cho bạn biết tốc độ tổng thể của trang web. Sau đó, bạn có thể kiểm tra các trang khác để xem liệu có bất kỳ vấn đề tốc độ nào ở cấp độ trang hay không.

Bạn cũng có thể sử dụng Google Analytics để kiểm tra những trang nào có giá trị nhất đối với bạn về chuyển đổi/ doanh thu và hãy ưu tiên những trang đó.

7. Chất lượng content

Cho dù đó là một bài đăng trên blog hay một trang giới thiệu  đơn giản, nội dung của bạn phải có chất lượng cao và có giá trị đối với khách truy cập. Các yếu tố chính khi kiểm tra nội dung website chuẩn SEO như:

  • Viết tốt, có hình ảnh
  • Nhiều thông tin
  • Không có lỗi chính tả và ngữ pháp
  • Dễ hiểu
  • Có thể đọc lướt, có các thẻ tiêu đề phân cấp
  • Không trùng lặp với trang khác

Nếu website của bạn lớn, không thể kiểm tra thủ công tất cả các trang, bạn nên ưu tiên xem xét các trang quan trọng nhất của mình.

Ngoài ra, nhìn chung, một trang nên duy trì số lượng ít nhất khoảng 500 từ.

8. Kiểm tra website chuẩn SEO: Có chứa các trang và liên kết bị hỏng?

Các trang và liên kết bị hỏng dẫn đến trải nghiệm người dùng không tốt, website của bạn không đáng tin cậy. Do đó đây cũng là một trong những yếu tố khi kiểm tra website chuẩn SEO.

Kiểm tra các trang và liên kết bị hỏng

Các trang bị hỏng xảy ra khi tài nguyên trên trang web của bạn không còn tồn tại.

Liên kết bị hỏng xảy ra khi tài nguyên của bên thứ ba mà bạn liên kết không còn tồn tại.

Hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các developer tin cậy để phát hiện và sửa lại những lỗi trên.

9. Kiểm tra title và description trên các trang

Mỗi trang trên website của bạn phải có title và description duy nhất.

Chúng là các thẻ HTML hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google:

Kiểm tra title và description trên các trang

Để tối ưu hóa các thẻ này, bạn cần:

  1. Bao gồm từ khóa mục tiêu trong thẻ tiêu đề
  2. Bao gồm mục tiêu của bạn trong thẻ mô tả

Mục đích chính là giúp bạn lôi kéo người tìm kiếm chọn trang của bạn thay vì các kết quả khác.

Mẹo: Bạn có thể kiểm tra báo cáo Hiệu suất trong Search Console để biết các trang nhận được nhiều lần hiển thị nhưng CTR thấp. Điều này có thể chỉ ra rằng một title hoặc description kém hấp dẫn.

10. Kiểm tra các trang có được tối ưu hóa cho đúng từ khóa không

Không phải mọi trang trên website của bạn đều cần được tối ưu SEO. Ví dụ: trang giới thiệu hoặc liên hệ không cần phải thiết lập từ khóa. Việc xếp hạng các trang này không quan trọng.

Đối với các trang khác, việc nhắm các từ khóa mục tiêu phù hợp là rất quan trọng. Từ khóa nên thỏa mãn được 3 điều sau:

  1. Có lưu lượng tiềm năng
  2. Độ khó thấp
  3. Mức độ liên quan (Nghĩa là mục đích đằng sau truy vấn phù hợp với trang của bạn)

Ví dụ: Chúng ta có một bài đăng trên website liệt kê 10 tai nghe tốt nhất. Chúng ta nên chọn từ khóa tối ưu nào? Có thể là “tai nghe” hay “tai nghe tốt nhất”.

Nếu chúng ta đưa cả hai từ khóa này vào công cụ nghiên cứu từ khóa, có thể thấy rằng  “tai nghe” có lượt tìm kiếm hàng tháng nhiều hơn gần gấp 3 lần so với “tai nghe tốt nhất”. Tuy nhiên, “mục đích tìm kiếm” chúng lại rất khác nhau.

Các trang xếp hạng hàng đầu trong Google cho “tai nghe” là các trang sản phẩm hoặc danh mục. Điều này cho thấy rằng người tìm kiếm đang mong muốn mua sản phẩm thay vì đọc một bài đăng trên blog.

Còn các trang xếp hạng cho “tai nghe tốt nhất” lại là các bài đăng và hướng dẫn trên blog. Tức là người tìm kiếm đang mong muốn được tham khảo thông tin, không phải ở chế độ mua.

Do đó, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng bạn không mắc lỗi nhắm mục tiêu các từ khóa sai với các trang web của mình. Hãy bắt đầu trước hết với những từ khóa quan trọng nhất.

Lời kết

Hy vọng với những hướng dẫn cơ bản bên trên, các bạn sẽ có những thông tin bổ ích giúp kiểm tra website chuẩn SEO và tăng hiệu quả trải nghiệm của người dùng.

Jupiter Media luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn các vấn đề về website.

Dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO tại Jupiter Media

Xem thêm về dịch vụ thiết kế wesite của chúng tôi tại đây

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!

Email
tienvm@jupitermedia.vn
Trụ Sở Chính
Số 3, Ngõ 8 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG JUPITER
Số ĐKKD: 0108022249
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/10/2017

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    LIÊN HỆ

    Suport 24/7: 0902.168.629
    Hà Nội: 0902.168.629
    Quảng Ninh: 0902.168.629
    Đà Nẵng: 0902.168.629
    HCM: 0902.168.629

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

      THỜI GIAN LÀM VIỆC

      Thứ 2 - Thứ 7
      9:00 AM - 5:00 PM

      © 2023 Bản quyền thuộc Công ty CP Truyền thông Jupiter