XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SOCIAL MEDIA MARKETING HIỆU QUẢ TRONG 9 BƯỚC


Xây dựng chiến lược social media marketing hiệu quả trong 9 bước

Chiến lược social media marketing là bản tóm tắt mọi thứ bạn dự định làm và hy vọng đạt được trên mạng xã hội. Nó hướng dẫn hành động của bạn và cho bạn biết bạn đang thành công hay thất bại. Kế hoạch của bạn càng cụ thể thì càng hiệu quả. Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kế hoạch chín bước để tạo ra một chiến lược lược social media marketing thành công của riêng bạn.

Chiến lược social media marketing là gì?

Social media marketing là hoạt động sử dụng các kênh truyền thông xã hội để bán hoặc quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Social media marketing giúp doanh nghiệp:

  • Quảng bá thương hiệu
  • Xây dựng cộng đồng gắn kết
  • Bán sản phẩm và dịch vụ
  • Đo lường tình cảm thương hiệu
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng xã hội
  • Quảng cáo sản phẩm và dịch vụ đến đối tượng mục tiêu
  • Theo dõi hiệu suất và điều chỉnh các chiến lược tiếp thị lớn hơn cho phù hợp

Chiến lược social media marketing là tài liệu phác thảo các mục tiêu truyền thông xã hội của bạn, các chiến thuật bạn sẽ sử dụng để đạt được chúng và các số liệu bạn sẽ theo dõi để đo lường tiến trình của mình.

Chiến lược social media marketing của bạn cũng nên liệt kê tất cả các tài khoản social media hiện có và đã lên kế hoạch cùng với các mục tiêu cụ thể cho từng nền tảng mà bạn đang hoạt động. Những mục tiêu này phải phù hợp với chiến lược social media marketing tổng thể của doanh nghiệp.

Cuối cùng, một kế hoạch social media marketing tốt nên xác định rõ vai trò và trách nhiệm từng thành viên trong nhóm cũng như các giai đoạn báo cáo.

9 bước xây dựng chiến lược social media marketing hiệu quả

Bước 1. Chọn mục tiêu phù hợp với mục tiêu kinh doanh

Chọn mục tiêu phù hợp với mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu social media phải phù hợp với mục tiêu marketing tổng thể của bạn. Hãy bắt đầu bằng cách viết ra ít nhất ba mục tiêu cho social media.

Thiết lập mục tiêu theo tiêu chí S.M.A.R.T

Bước đầu tiên để tạo ra một chiến lược social media marketing thành công là thiết lập các mục tiêu rõ ràng. Không có mục tiêu, bạn không có cách nào để đo lường thành công và lợi tức đầu tư (ROI).

Đặt mục tiêu theo tiêu chí S.M.A.R.T tức là cần phải: Specific – cụ thể, Measurable – có thể đo lường được, Attainable – có thể đạt được, Relevant – có liên quan, và Time-bound –  có thời hạn.

Theo dõi các số liệu quan trọng

Các số liệu như lượng người theo dõi và lượt thích rất dễ theo dõi, nhưng thật khó để chứng minh giá trị thực của chúng. Thay vào đó, hãy tập trung vào những số liệu giá trị như mức độ tương tác, tỷ lệ nhấp và tỷ lệ chuyển đổi.

Bạn có thể muốn theo dõi các mục tiêu khác nhau cho các mạng xã hội khác nhau hoặc thậm chí các mục đích sử dụng khác nhau cho từng mạng.

Ví dụ: nếu bạn sử dụng LinkedIn để hướng lưu lượng truy cập đến website của mình, bạn sẽ đo lường số lần nhấp. Với mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu trên Instagram, bạn có thể theo dõi số lượt xem Instagram Story. Và nếu bạn quảng cáo trên Facebook, CPC là thước đo thành công phổ biến.

Bước 2. Tìm hiểu mọi thứ về đối tượng mục tiêu

Hãy tìm hiểu người hâm mộ, người theo dõi và khách hàng của bạn, những người thực sự có mong muốn và nhu cầu thực sự, bạn sẽ biết cách nhắm mục tiêu và thu hút họ trên mạng xã hội.

Khi nói đến khách hàng lý tưởng của bạn, bạn nên nắm được những thông tin như:

  • Tuổi tác
  • Địa điểm
  • Thu nhập bình quân
  • Chức danh công việc hoặc ngành nghề tiêu biểu
  • Sở thích

Những dữ liệu phân tích của các mạng xã hội cũng có thể cung cấp rất nhiều thông tin có giá trị về những người theo dõi bạn, nơi họ sống và cách họ tương tác với thương hiệu của bạn. Những thông tin chi tiết này cho phép bạn tinh chỉnh chiến lược social media marketing của mình và nhắm mục tiêu đối tượng tốt hơn.

Bước 3. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trong chiến lược social media marketing

Bạn có thể học hỏi nhiều điều từ chính đối thủ cạnh tranh của mình.

Tiến hành phân tích cạnh tranh

Phân tích cạnh tranh cho phép bạn hiểu đối thủ cạnh tranh là ai và họ đang làm tốt điều gì và chưa tốt điều gì. Bạn sẽ hiểu rõ những gì được mong đợi trong ngành, điều này sẽ giúp bạn đặt mục tiêu chiến lược social media marketing của riêng mình. Nó cũng sẽ giúp bạn phát hiện ra các cơ hội.

Ví dụ: Có thể một trong những đối thủ cạnh tranh của bạn đang chiếm ưu thế trên Facebook nhưng lại ít tập trung vào Twitter hoặc Instagram. Bạn có thể muốn tập trung vào nơi đó thay vì cố gắng giành lấy khách hàng tiềm năng từ tay một đối thủ thống trị.

Theo dõi cách thực hiện

Thực hiện tìm kiếm tên công ty, tài khoản của đối thủ cạnh tranh và các từ khóa có liên quan khác trên phương tiện truyền thông xã hội. Tìm hiểu những gì họ đang chia sẻ và những gì người khác đang nói về họ. Nếu họ đang sử dụng influencer marketing, thì những chiến dịch đó kiếm được bao nhiêu tương tác?

Khi theo dõi, bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong cách các đối thủ cạnh tranh và những người dẫn đầu ngành của bạn đang sử dụng mạng xã hội. Bạn có thể bắt gặp những xu hướng mới, thú vị. Bạn thậm chí có thể phát hiện ra nội dung cụ thể hoặc một chiến dịch thực sự đạt được thành công hoặc thất bại. Hãy sử dụng loại thông tin này để tối ưu hóa và thực hiện chiến lược social media marketing của riêng bạn.

Tuy nhiên, đừng lạm dụng chiến thuật này khi luôn so sánh mình với đối thủ cạnh tranh. Điều đó có thể khiến bạn mất tập trung. Bạn có thể thực hiện các kiểm tra hàng tháng, đồng thời tập trung vào chiến lược và kết quả của riêng bạn.

Bước 4. Kiểm tra các kênh social media của mình

Kiểm tra các kênh social media

Nếu bạn đã sử dụng mạng xã hội, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:

  • Cái gì hiệu quả và cái gì không?
  • Ai đang tương tác với bạn?
  • Quan hệ đối tác có giá trị nhất của bạn là gì?
  • Đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng mạng nào?
  • Sự hiện diện trên mạng xã hội của bạn so với đối thủ cạnh tranh như thế nào?

Khi bạn thu thập thông tin đó, bạn sẽ sẵn sàng bắt đầu suy nghĩ về các cách để cải thiện chiến lược social media marketing. Chúng sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh rõ ràng về mục đích mà mỗi tài khoản xã hội của bạn phục vụ. Nếu mục đích của một tài khoản không rõ ràng, hãy nghĩ xem nó có đáng để giữ hay không. Để giúp bạn quyết định, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Khách hàng tiềm năng của tôi có ở đây không?
  • Nếu vậy, họ đang sử dụng nền tảng này như thế nào?
  • Tôi có thể sử dụng tài khoản này để giúp đạt được mục tiêu của mình không?

Trong quá trình kiểm tra, bạn còn có thể phát hiện ra các tài khoản giả sử dụng tên doanh nghiệp hoặc tên sản phẩm của mình. Những kẻ mạo danh này có thể gây hại cho thương hiệu của bạn.

Bạn cũng có thể muốn xác minh tài khoản của mình để đảm bảo người hâm mộ biết rằng họ đang giao dịch với tài khoản thật.

Bước 5. Thiết lập tài khoản và cải thiện hồ sơ

Quyết định sẽ sử dụng mạng xã hội nào

Khi bạn quyết định sử dụng mạng xã hội nào, bạn cũng sẽ cần xác định chiến lược của mình cho từng nơi đó. Ví dụ một công ty mỹ phẩm sử dụng Snapchat và Instagram Stories để đăng các hướng dẫn trang điểm, còn Twitter được chỉ định sử dụng cho dịch vụ khách hàng.

Bạn có thể viết ra một tuyên bố sứ mệnh cho mỗi trang mạng xã hội để giúp bạn tập trung vào một mục tiêu cụ thể.

Lưu ý rằng các doanh nghiệp lớn hơn có thể bao phủ được mọi nền tảng, nhưng các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể không làm được, và điều đó không sao cả! Hãy ưu tiên các nền tảng xã hội có tác động lớn nhất đến doanh nghiệp của bạn và đảm bảo nhóm marketing của bạn có đủ nguồn lực để xử lý nội dung cho các mạng đó.

Thiết lập hồ sơ doanh nghiệp

Khi bạn đã quyết định nên tập trung vào mạng xá hội nào, hãy thiết lập hồ sơ của bạn hoặc cải thiện những hồ sơ hiện có để phù hợp với chiến lược social media marketing của bạn.

  • Đảm bảo điền đầy đủ vào tất cả các mục của Profile
  • Sử dụng các từ khóa mà mọi người sẽ sử dụng để tìm kiếm doanh nghiệp của bạn
  • Sử dụng thương hiệu nhất quán (logo, hình ảnh,…) trên các mạng xã hội khác nhau

Lưu ý về sử dụng hình ảnh chất lượng cao tuân theo kích thước được đề xuất cho từng mạng xã hội.

Bước 6. Tìm nguồn cảm hứng

Tìm nguồn cảm hứng xây dựng nội dung trong  chiến lược social media marketing

Mặc dù điều quan trọng là thương hiệu của bạn phải độc đáo, nhưng bạn vẫn có thể lấy cảm hứng từ các doanh nghiệp khác hoạt động tốt trên mạng xã hội.

  • Tìm các câu chuyện thành công trên mạng xã hội: Các nghiên cứu điển hình có thể cung cấp thông tin chi tiết có giá trị mà bạn có thể áp dụng cho mình. Trên Facebook bạn có thể xem tại đây: https://www.facebook.com/business/success
  • Tìm các tài khoản và chiến dịch đã giành giải thưởng: Bạn cũng có thể xem những người chiến thắng Giải thưởng Facebook hoặc Giải thưởng Shorty để biết ví dụ về các thương hiệu dẫn đầu trò chơi social media của họ.
  • Thương hiệu yêu thích của bạn trên mạng xã hội: Bạn còn có thể tham khảo các trang yêu thích của mình để xem cách họ thu hút mọi người tham gia và chia sẻ nội dung của họ. Ví dụ National Geographic là một trong những trang hay nhất trên Instagram, kết hợp hình ảnh tuyệt đẹp với chú thích hấp dẫn. Lưu ý rằng bạn cần giữ tính nhất quán giữa các kênh trong chiến lược social media marketing của mình.
  • Tìm hiểu những người theo dõi bạn: Người tiêu dùng cũng có thể cung cấp nguồn cảm hứng cho nội dung mạng xã hội của bạn. Khách hàng mục tiêu của bạn đang nói về điều gì trên mạng? Bạn có thể học được gì về mong muốn và nhu cầu của họ?

Bước 7. Tạo lịch nội dung

Tạo lịch nội dung

Tất nhiên, việc chia sẻ nội dung hay là điều cần thiết, nhưng điều quan trọng không kém là phải có sẵn kế hoạch khi bạn chia sẻ nội dung để có được tác động tối đa. Lịch content của bạn cũng cần tính đến thời gian bạn dành để tương tác với khán giả.

Đặt lịch đăng bài

Lịch nội dung social media của bạn liệt kê ngày và giờ mà bạn sẽ xuất bản các loại nội dung trên mỗi kênh. Lịch của bạn cũng đảm bảo các bài đăng được sắp xếp hợp lý và đăng vào thời điểm tốt nhất.

Phân bổ nội dung phù hợp

Bạn có thể phân bổ nội dung bài đăng của mình vào lịch đăng bài như sau:

  • 50% nội dung sẽ hướng lưu lượng truy cập trở lại trang web của bạn
  • 25% nội dung sẽ được tuyển chọn từ các nguồn khác
  • 20% nội dung sẽ hỗ trợ các mục tiêu tạo khách hàng tiềm năng (đăng ký nhận bản tin, tải xuống sách điện tử,…)
  • 5% nội dung sẽ nói về văn hóa công ty của bạn

Nếu bạn vừa mới bắt đầu và không chắc nên đăng loại nội dung nào, hãy thử quy tắc 80-20:

  • 80% bài đăng là thông báo, thông tin giáo dục hoặc giải trí cho khán giả.
  • 20% có thể trực tiếp quảng bá thương hiệu của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử quy tắc một phần ba:

  • Một phần ba nội dung quảng bá doanh nghiệp, chuyển đổi người đọc và tạo ra lợi nhuận.
  • Một phần ba nội dung chia sẻ ý tưởng và câu chuyện từ các nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành hoặc các doanh nghiệp có cùng chí hướng.
  • Một phần ba nội dung là tương tác cá nhân với khán giả của bạn.

Tần suất đăng

Nếu bạn vừa bắt đầu chiến lược social media marketing, bạn có thể chưa tìm ra tần suất đăng lên từng mạng để có mức độ tương tác tối đa. Đăng quá thường xuyên khiến bạn có nguy cơ làm phiền khán giả, nếu đăng quá ít, bạn có nguy cơ bị coi là không đáng theo dõi. Hãy bắt đầu với các đề xuất về tần suất đăng bài trên các nền tảng như sau:

  • Instagram: 3-7 lần mỗi tuần
  • Facebook: 1-2 lần mỗi ngày
  • Twitter: 1-5 lần mỗi ngày
  • LinkedIn: 1-5 lần mỗi ngày

Bước 8. Tạo nội dung hấp dẫn

Lý tưởng nhất là bạn sẽ tạo ra các loại nội dung vừa phù hợp với nền tảng mạng xã hội tham gia, vừa phù hợp với mục đích mà bạn đặt ra cho nó.

Ví dụ: bạn sẽ không muốn lãng phí thời gian để đăng các tweet nhận thức về thương hiệu nếu bạn đã chỉ định Twitter chủ yếu hỗ trợ khách hàng. Và bạn sẽ không muốn đăng quảng cáo video giới thiệu công ty  lên TikTok, vì người dùng mong muốn xem các video ngắn, chưa được trau chuốt trên nền tảng đó.

Có thể sẽ mất một thời gian thử nghiệm để tìm ra loại nội dung nào hoạt động tốt nhất trên kênh nào, vì vậy hãy chuẩn bị cập nhật phần này thường xuyên.

Để tạo nội dung hấp dẫn, bạn cần lưu ý trả lời các câu hỏi sau: có sự gắn kết giữa các loại nội dung không? Nội dung của bạn có cung cấp giá trị không? Bạn có sự kết hợp tốt giữa nội dung giải trí hoặc giáo dục không? Nó mang lại điều gì khiến người xem dừng lại và dành thời gian?

Bước 9. Theo dõi hiệu suất và điều chỉnh

Theo dõi hiệu suất và điều chỉnh chiến lược social media marketing

Chiến lược social media marketing là một tài liệu cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn và bạn không thể cho rằng mình sẽ hiểu chính xác ngay trong lần đầu tiên. Khi bạn bắt đầu thực hiện kế hoạch và theo dõi kết quả, bạn có thể thấy rằng một số chiến lược không hoạt động tốt như bạn mong đợi, trong khi những chiến lược khác thậm chí còn hoạt động tốt hơn mong đợi.

Nhìn vào số liệu hiệu suất

Ngoài các số liệu phân tích đối tượng trong các mạng xã hội ở Bước 2, bạn có thể sử dụng các tham số UTM để theo dõi khách truy cập trên mạng xã hội khi họ di chuyển vào website của bạn, nhờ đó bạn có thể biết chính xác bài đăng trên mạng xã hội nào mang lại nhiều lưu lượng truy cập nhất cho trang web của mình.

Đánh giá lại, kiểm tra và làm lại

Khi các dữ liệu trên xuất hiện, hãy sử dụng nó để đánh giá lại chiến lược của bạn thường xuyên. Bạn cũng có thể sử dụng thông tin này để kiểm tra các bài đăng, chiến dịch social media marketing và chiến lược khác nhau.  Việc thử nghiệm liên tục cho phép bạn hiểu điều gì hiệu quả và điều gì không, vì vậy bạn có thể tinh chỉnh chiến lược social media marketing của mình trong thời gian thực.

Bạn nên kiểm tra hiệu suất của tất cả các kênh của mình ít nhất một lần một tuần và tìm hiểu kiến thức cơ bản về báo cáo trên mạng xã hội để có thể theo dõi sự tiến trinhg phát triển theo thời gian.

Khảo sát người dùng

Khảo sát cũng có thể là một cách tuyệt vời để tìm hiểu xem chiến lược của bạn đang hoạt động tốt như thế nào. Hãy hỏi những người theo dõi trang, khách truy cập website của bạn xem bạn có đang đáp ứng nhu cầu và mong đợi của họ không và họ muốn xem thêm điều gì. Sau đó hãy chỉnh sửa để đảm bảo cải tiến theo hướng tốt hơn.

Các phương tiện truyền thông xã hội thay đổi nhanh chóng. Các mạng mới xuất hiện, những mạng khác trải qua những thay đổi về nhân khẩu học. Doanh nghiệp của bạn cũng sẽ trải qua các giai đoạn thay đổi. Do đó, chiến lược social media marketing của bạn phải là một tài liệu được liên tục xem xét để đi đúng hướng  và điều chỉnh khi cần để phản ánh tốt hơn các mục tiêu, công cụ hoặc kế hoạch mới. Hãy theo dõi Jupiter Media để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về marketing trên Facebook bạn nhé!

Hotline: 0902168629
Email: tienvm@jupitermedia.vn
Fanpage: jupitermediavietnam

Email
tienvm@jupitermedia.vn
Trụ Sở Chính
Số 3, Ngõ 8 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG JUPITER
Số ĐKKD: 0108022249
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/10/2017

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    LIÊN HỆ

    Suport 24/7: 0902.168.629
    Hà Nội: 0902.168.629
    Quảng Ninh: 0902.168.629
    Đà Nẵng: 0902.168.629
    HCM: 0902.168.629

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

      THỜI GIAN LÀM VIỆC

      Thứ 2 - Thứ 7
      9:00 AM - 5:00 PM

      © 2023 Bản quyền thuộc Công ty CP Truyền thông Jupiter