CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU THU HÚT CHO DOANH NGHIỆP


Các bước xây dựng câu chuyện thương hiệu thu hút cho doanh nghiệp

Bộ não của chúng ta không chỉ tiếp nhận những câu chuyện, mà còn là những cảm xúc đằng sau câu chuyện đó. Bằng cách hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người khác, chúng ta có thể đồng cảm. Các kết nối cảm xúc thực sự có thể chuyển thành niềm tin, nuôi dưỡng một cộng đồng những người ủng hộ thương hiệu và mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao việc có một câu chuyện thương hiệu riêng cho công ty của bạn trở nên quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn cách xây dựng câu chuyện thương hiệu riêng, cũng như chia sẻ các ví dụ về các câu chuyện thương hiệu hấp dẫn để mang lại nguồn cảm hứng cho doanh nghiệp của bạn.

Câu chuyện thương hiệu là gì?

Mỗi doanh nhân đều có một câu chuyện để kể. Đó có thể là cách họ thành lập công ty, lý do tại sao họ quyết định bước vào ngành này, hay cách họ biến một dự án đam mê thành một công việc kinh doanh sinh lợi. Những câu chuyện này kết hợp với nhau thành một câu chuyện thương hiệu.

Câu chuyện thương hiệu hay còn gọi là brand story là một câu chuyện hấp dẫn về cách thức và lý do thương hiệu của bạn hoạt động. Qua đó, người nghe hiểu được nguồn gốc, giá trị, mục tiêu và sứ mệnh của công ty bạn. Câu chuyện này tạo tiền đề cho mọi tương tác của khách hàng với thương hiệu của bạn, tại cửa hàng và cả qua nền tảng trực tuyến.

Brand story của doanh nghiệp nên hướng đến cả nhân viên và khách hàng.

Tầm quan trọng của việc xây dựng câu chuyện thương hiệu

1. Kết nối với khách hàng

Câu chuyện thương hiệu giúp kết nối với khách hàng

Câu chuyện thương hiệu giờ đây đã trở thành một phần thiết yếu của marketing hiện đại. Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giá cả và chức năng của sản phẩm, thì ngày nay họ quan tâm đến nhiều thứ hơn thế. Người tiêu dùng muốn kết nối với một câu chuyện phía sau và mang lại cảm xúc cho bản thân.

Một thông điệp thương hiệu tốt, mạnh mẽ sẽ tạo ra thiện cảm lớn từ người tiêu dùng và thu hút nhiều khách hàng hơn đến với thương hiệu. Do đó, doanh nghiệp bạn cần xác định rõ thị trường mục tiêu của mình và đảm bảo rằng bạn đang truyền tải một câu chuyện hấp dẫn.

2. Xây dựng lòng tin và lòng trung thành

Câu chuyện thương hiệu tuyệt vời cho phép các doanh nghiệp nhỏ hơn thu hút khách hàng mới và giữ họ quay lại nhiều hơn, ngay cả khi họ không có ngân sách marketing lớn.

Khi được thực hiện đúng, câu chuyện thương hiệu sẽ tạo ra một mối liên kết kỳ diệu và phát triển mối quan hệ bên ngoài việc mua bán sản phẩm đơn thuần. Nó không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn cho phép công ty mở rộng quy mô nhanh hơn và có văn hóa nâng cao trải nghiệm thương hiệu.

3. Tạo nên sự khác biệt

Một câu chuyện hấp dẫn và truyền cảm sẽ mang lại sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của bạn, và thuyết phục khách hàng mua hàng của bạn.

Các khách hàng mới, chưa bao giờ mua hàng của bạn trước đây, sẽ được thúc đẩy được thử trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Cách xây dựng câu chuyện thương hiệu

1. Xác định lý do doanh nghiệp hoạt động

Xác định lý do doanh nghiệp hoạt động

Khi bắt đầu câu chuyện thương hiệu, hãy luôn bắt đầu với lý do đằng sau những gì bạn làm. Dưới đây là một số câu hỏi để giúp bạn:

  • Tại sao chúng ta tồn tại?
  • Làm thế nào để chúng ta đóng góp cho thế giới?
  • Nhiệm vụ của chúng ta là gì?
  • Chúng ta coi trọng cái gì?
  • Động lực nào khiến tôi bắt đầu kinh doanh?

Hãy suy nghĩ về câu chuyện xung quanh lý do tại sao thương hiệu của bạn được sinh ra. Hãy nhớ lại niềm đam mê khi bắt đầu bước vào ngành của bạn.

Câu chuyện của bạn không cần phải đột phá. Thường thì những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn nhất bắt đầu khi ai đó không thể tìm thấy thứ gì đó và tự mình bắt tay vào để làm ra nó.

Ví dụ:

Câu chuyện thương hiệu sau đây từ một nhà bán lẻ áo thun trực tuyến: “Tôi muốn làm nhiều việc hơn để giúp đỡ hội chăm sóc mèo lang thang ở địa phương của mình hơn là việc chỉ quyên góp thức ăn. Khi tôi xem các video có lượt view nhiều nhất trên YouTube về những chú mèo hài hước hoặc dễ thương, tôi đã quyết định thử xem liệu những chiếc áo thun có những hình ảnh và câu nói hài hước đó có thể được yêu thích hay không.

Tôi đã bắt đầu bằng việc đăng năm mẫu thiết kế áo phông như vậy và cho mọi người biết rằng 20% ​​số tiền thu được sẽ được chuyển trực tiếp để ủng hộ hội “Mèo lang thang”. Mọi người đã thực sự hưởng ứng. Bây giờ, vào cuối mỗi tháng, tôi đều đưa ra một bảng thống kê về số tiền đã quyên góp được trên website, và tôi đăng rất nhiều hình ảnh về các chú mèo được hội chăm sóc trên trang cá nhân của mình ”.

Đó là một câu chuyện sẽ khiến người tiêu dùng tập trung vào thương hiệu của bạn. Khi mọi người có thể thấy niềm đam mê của bạn, họ muốn trở thành một phần của nó.

2. Hiểu sản phẩm của bạn

Để xây dựng câu chuyện thương hiệu của bạn, bạn cũng phải hiểu rõ về sản phẩm để đặt vào câu chuyện cho phù hợp. Bạn không bán một chiếc Mercedes giống như cách bạn bán một chiếc Kia. Cả hai đều là xe hơi, nhưng có chất lượng, hiệu suất, trải nghiệm kỳ vọng và mức giá khác nhau.

Bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:

  • Chất lượng và giá cả của sản phẩm của tôi là gì?
  • Sản phẩm của tôi có giải quyết được một vấn đề nào đó của người tiêu dùng hoặc mang lại cảm xúc nào đó cho người tiêu dùng?
  • Sản phẩm của tôi khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như thế nào?

3. Hiểu khách hàng mục tiêu

Hiểu khách hàng mục tiêu

    Để xây dựng câu chuyện thương hiệu thành công, bạn cần biết mình đang nói chuyện với ai. Hiểu được sở thích và niềm đau của khách hàng mục tiêu là gì có thể giúp bạn xác định câu chuyện thương hiệu của bạn phù hợp với cuộc sống của họ như thế nào. Hãy tự trả lời các câu hỏi sau:

    • Vấn đề gì chưa được giải quyết nếu người tiêu dùng không mua sản phẩm của tôi?
    • Khách hàng hiện tại của tôi là ai?
    • Khách hàng lý tưởng của tôi là ai?

    Nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm trong việc cố gắng thu hút tất cả khách hàng, thay vì tập trung vào khách hàng mục tiêu của họ. Hãy luôn quan tâm đến sản phẩm của bạn và ai là khách hàng thực tế có quan tâm, bởi vì có rất ít sản phẩm dành cho tất cả mọi người.

    Đồng thời, bạn phải chứng minh niềm đam mê của mình và qua câu chuyện thương hiệu của bạn tạo ra những kết nối có ý nghĩa để có thể chuyển hóa thành doanh số bán hàng.

    “Tôi muốn trở thành nhà sản xuất áo phông lớn nhất ”không phải là mục tiêu mà mọi người ủng hộ. Thay vào đó, hãy thử nói: “Tôi muốn cung cấp việc làm cho 500 người và giúp đỡ cộng đồng xung quanh cơ sở sản xuất của chúng tôi”. Đây là mục tiêu mà mọi người có thể đạt được và trở thành một phần trong đó thông qua việc mua sản phẩm của bạn.

    4. Xây dựng câu chuyện ngắn gọn và rõ ràng

    Đôi khi, những câu chuyện gần gũi với chúng ta nhất lại khó kể nhất. Bởi vì chúng ta dễ bị cuốn vào những chi tiết cho là quan trọng, nhưng điều đó lại làm suy yếu thông điệp trọng tâm. Sau khi xây dựng bản nháp đầu tiên cho câu chuyện thương hiệu của mình, bạn hãy tinh chỉnh lại nó.

    Bạn có thể chia sẻ câu chuyện thương hiệu với những người chưa từng nghe qua. Họ có thể chỉ ra những phần khó hiểu do bạn đã cung cấp quá nhiều thông tin hoặc không đủ thông tin.

    5. Lấy con người là trung tâm của câu chuyện

    Con người kết nối với nhau, không phải sản phẩm hoặc công ty. Để tạo ra một câu chuyện có nguồn gốc hấp dẫn nhằm xây dựng lòng trung thành với thương hiệu, thay vì đặt tiêu điểm vào sản phẩm, hãy lấy con người là trọng tâm.

    Câu chuyện có thể diễn ra theo trình tự như sau:

    • Bước ngoặt của bạn có thể là gặp phải vấn đề bạn muốn giải quyết, điều đó đã thôi thúc bạn bắt đầu kinh doanh.
    • Giải thích những thách thức bạn phải đối mặt: ở nhờ nhà bạn bè, sự chậm trễ trong việc mở cửa hàng, phân biệt đối xử,…
    • Chia sẻ kết quả của cuộc hành trình của bạn. Bạn đã thành công trong việc thành lập doanh nghiệp của mình? Nó đã ảnh hưởng đến cá nhân bạn như thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến khách hàng của bạn và cộng đồng ra sao?

    Ví dụ:

    Blake Mycoskie, người sáng lập thương hiệu giày TOMS, đã đến thăm Argentina và bắt gặp những đứa trẻ quá nghèo, không có giày đi.

    Lấy cảm hứng từ một đôi giày espadrille thường được mang ở Argentina, Mycoskie đã thiết kế đôi giày TOMS đầu tiên và bắt đầu bán chúng trên khắp thế giới. Đối với mỗi đôi giày bán được, anh ấy cam kết tặng một đôi cho trẻ em ở một nước đang phát triển. TOMS đã nhận được nhiều lời chỉ trích vì đóng vai trò hỗ trợ cho vấn đề nghèo đói, thay vì hỗ trợ một giải pháp lâu dài.

    Bất chấp những tranh cãi, TOMS đã thành công và mở đầu một mô hình kinh doanh khởi nghiệp xã hội mới được gọi là One for One. Công ty đã tặng gần 100 triệu đôi giày kể từ ngày thành lập.

    Xây dựng câu chuyện thương hiệu là một công việc cần được thực hiện nghiêm túc. Câu chuyện này có thể giúp bạn kết nối với khách hàng, nổi bật so với đối thủ cạnh tranh và xây dựng lòng tin cũng như có những khách hàng trung thành. Hy vọng những hướng dẫn trên đây của Jupiter Media sẽ giúp bạn bắt đầu kể câu chuyện thương hiệu cuốn hút riêng có của mình.

    Hotline: 0902168629
    Email: tienvm@jupitermedia.vn
    Fanpage: jupitermediavietnam

    Email
    tienvm@jupitermedia.vn
    Trụ Sở Chính
    Số 3, Ngõ 8 Láng Hạ, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
    CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG JUPITER
    Số ĐKKD: 0108022249
    Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/10/2017

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

      LIÊN HỆ

      Suport 24/7: 0902.168.629
      Hà Nội: 0902.168.629
      Quảng Ninh: 0902.168.629
      Đà Nẵng: 0902.168.629
      HCM: 0902.168.629

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

        THỜI GIAN LÀM VIỆC

        Thứ 2 - Thứ 7
        9:00 AM - 5:00 PM

        © 2023 Bản quyền thuộc Công ty CP Truyền thông Jupiter